#vinmec #chieucao #cannang #chamsocconyeu
Khi mới chào đời, cân nặng và chiều cao của bé đều tăng lên một cách nhanh chóng. Cân nặng sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn vừa ra đời khi trẻ được 1 tuổi và chiều cao của con cũng vậy, bé có thể đạt đến 75cm khi được 1 tuổi. Đến năm thứ 2, bé sẽ tăng thêm khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm ở mỗi năm. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần thì khả năng tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại.
Do đó, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng trên, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là điều rất quan trọng để dự trữ tốt nhất trong việc phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì.
BSCKI Cao Thị Giang, Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của cân nặng bao gồm:
Gen di truyền: Bé sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ khi sinh ra. Vì vậy, yếu tố di truyền có tác động đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao.
Dinh dưỡng và môi trường sống: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, khiến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường hay khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
Các bệnh lý mạn tính: Những trẻ có bệnh lý mạn tính, khuyết tật hay đã từng phải phẫu thuật thì có thể là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Sự quan tâm của bố mẹ: Theo nghiên cứu, những trẻ nhận được sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển thể chất lẫn tinh thần.
Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Việc luôn chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Do đó nếu mẹ bầu thường căng thẳng thì sẽ khiến sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động của trẻ kém hơn. Do đó, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin.
Vận động thể chất điều độ: Việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh ở bé. Do đó, trẻ cần tham gia nhiều các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao. Đối với những trẻ thừa cân béo phì thì việc tích cực vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé ở từng độ tuổi| BS Cao Thị Giang, BV Vinmec Times City. Mẹ thương con cho uống nhiều canxi tăng chiều cao, bé gái 20 tháng tuổi bị sỏi thận 2cm. Bảng Chiều Cao Của Nam và Nữ Từ 8-18 Tuổi Theo Chuẩn WHO - SBT Vlog 25. Bảng chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi 2020 – Mẹ bầu em bé. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo mỗi tháng tuổi • Hello Bacsi. Bảng Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 - 10 Tuổi. Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 Đến 10 Tuổi Chuẩn WHO 2019. Bảng chiều cao - Cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo mỗi tháng tuổi • Hello Bacsi.